Dải ngân hà là gì

Dải ngân hà là gì? Nằm ở đâu?

Khoa học vũ trụ luôn là lĩnh vực khiến con người tò mò nhất. Bởi ở đó có vô vàn những điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá được. Trong đó, dải ngân hà là gì chính là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của truongduynhat.org để được giải đáp chi tiết nhé.

I. Dải ngân hà là gì?

Dải ngân hà chính là thiên hà xoắn ốc
Dải ngân hà là thiên hà hình xoắn ốc khi nhìn từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt đĩa, với phần trung tâm phình rộng và có 4 cánh tay hình xoắn ốc bao xung quanh. Đường kính dao động từ khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng. Theo ước tính có khoảng 100 đến 400 tỷ ngôi sao và hơn 100 tỷ hành tinh chứa trong dải ngân hà.
Không giống với những thiên hà xoắn ốc khác, những thiên hà có dạng xoắn ốc thanh có một vùng dạng thanh chạy ngang qua trung tâm và có 2 cánh tay xoắn ốc chính. Tương tự như vậy, dải ngân hà cũng có 2 cánh tay xoắn ốc nhỏ, một trong số đó là cánh tay xoắn ốc Orion chứa hệ mặt trời.
Vận tốc di chuyển của dải ngân hà khoảng 600km/s. Nó chứa các ngôi sao cổ xưa của vũ trụ, thậm chí tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang. Dải ngân hà còn tự quay xung quanh lõi của mình. Những cánh tay hình xoắn ốc luôn di chuyển trong không gian, mặt trời cũng các hành tinh khác.

II. Đặc điểm của dải ngân hà

Để có thể hiểu chính xác dải ngân hà là gì, chúng ta hãy cùng điểm qua một số đặc điểm của dải ngân hà. Theo đó, dải ngân hà mang đặc điểm của thiên hà với hình dạng xoắn ốc. Khối lượng của dải ngân hà xấp xỉ hơn 1012 khối lượng của Mặt Trời. Chính vì mức độ rộng lớn bao la của dải ngân hà mà khả năng chứa hành tinh của chúng là rất lớn.
Khoảng cách ước chừng từ Mặt Trời đến trung tâm dải ngân hà khoảng 17.7 nghìn năm ánh sáng. Bên trong nó là một lỗ đen siêu nặng nằm ở trung tâm của sông Ngân, được gọi là Sagittarius A.

III. Sự khác biệt giữa thiên hà với dải ngân hà

Trong vũ trụ có vô vàn thiên hà khác nhau
Trong vũ trụ cũng tồn tại một thứ gần giống với dải ngân hà nhưng lại không thể đếm được số lượng cụ thể là bao nhiêu, đó chính là thiên hà. Dải ngân hà và Thiên hà có cách gọi khá giống nhau, định nghĩa về chúng cũng có sự tương đồng nên nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn. Thực chất chúng là những thực thể riêng biệt và phải biết cách so sánh. Vậy sự khác nhau giữa thiên hà và dải ngân hà là gì?
Với sự nghiên cứu không ngừng nghỉ của các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ qua, trong dải ngân hà có vô số hệ mặt trời khác nhau và vô vàn những thứ giống với dải ngân hà đang tồn tại.
Trong đó, thiên hà cũng là hệ thống lớn, bên trong là sự hội tụ của các vật chất, sao và tàn dư của sao. Như vậy có thể thấy kiến thức về thiên hà vẫn còn rất mơ hồ. Các con số được đưa ra đều ước tính, chưa có sự chính xác cụ thể. Một nghiên cứu mới nhất cho rằng có khoảng 2 nghìn tỷ thiên hà, trong tương lai con số này có thể sẽ thay đổi.
Thiên hà rất đa dạng, tồn tại với nhiều hình thái khác biệt. Trong đó có 3 hình thái chính là xoắn ốc, hình dị thường và hình elip. Qua đó, có thể thấy ngân hà chính là một trong những thiên hà có hình xoắn ốc. Có thể hiểu là thiên hà xoắn ốc chính là dải ngân hà. Vậy nên trong vũ trụ chỉ có 1 dải ngân hà nhưng có vô vàn thiên hà.

IV. Một số điều thú vị về dải ngân hà

1. Nơi sinh ra mặt trời

Trong vũ trụ, Mặt Trời được cho là ngôi sao cô đơn. Theo một số nghiên cứu có hơn 100.000 ngôi sao trong khoảng cách 325 năm ánh sáng thì có 2 ngôi sao gần giống với Mặt Trời. Điều này có nghĩa là vị trí của Mặt Trời không cố định mà đã bị tách ra khỏi cụm sao của mình hơn 4.5 tỷ năm trước.

Một trong những giả thuyết về nơi Mặt Trời sinh ra là cụm sao Cancer nằm cách Trái Đất khoảng 2900 năm ánh sáng. Cụm sao Cancer bao gồm những ngôi sao có tuổi, nhiệt độ và thành phần hóa học gần giống với Mặt Trời.
Tuy nhiên, kết quả những cuộc nghiên cứu khoa học sau này đã phản bác lại giả thuyết đó. Các nhà khoa học cho rằng để một ngôi sao có kích thước lớn như Mặt Trời tách ra khỏi cụm sao của mình và văng xa đến như thế thì cần một áp lực rất lớn. Thậm chí, nếu như Mặt Trời có thể tách ra khỏi cụm sao của nó thì cũng bị vỡ vụn và không tồn tại hệ Mặt Trời như hiện nay.

2. Thiên hà X

Trong dải ngân hà có vô số hệ Mặt Trời
NASA hiện đang theo dõi một hành tinh có kích thước gần giống với sao Thổ. Nó quay xung quanh Mặt Trời với quỹ đạo không ổn định và được gọi là hành tinh X. Sự hiện diện của hành tinh X cho thấy khả năng tồn tại một thiên hà X. Đây là thiên hà bí ẩn mà con người chưa thể quan sát được bởi xung quanh nó là bụi và khí.

3. Tinh vân Magellanic

Tinh vân Magellanic được phát hiện trong khoảng thế kỷ 16, cho đến nay thì vẫn quan sát được nó. Đây là thiên hà đồng hành cùng với dải ngân hà. Chiều rộng của tinh vân Magellanic khoảng 14.000 năm ánh sáng, nằm cách Trái Đất khoảng 160.000 năm ánh sáng, có độ tuổi khoảng 13 tỷ năm.
Trong quá trình quan sát tinh vân Magellanic, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về dải ngân hà như tốc độ di chuyển của thiên hà này nhanh hơn gấp 2 lần so với những tính toán ban đầu. Điều này cho thấy kích thước thực tế của dải ngân hà lớn gấp 2 lần so với những gì mà chúng ta biết trước đây.
Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn những hình dung dải ngân hà là gì đã trở nên rõ ràng đối với bạn rồi đúng không. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.